Việc áp dụng hiệu quả Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 sẽ đem lại động lực rất lớn cho chủ trang trại tiếp tục duy trì và phát triển phương thức canh tác theo VIETGAP và sự bền bỉ tuân thủ theo quy trình đó sẽ đem lại hiệu quả thiết thực đó là chất lượng sản phẩm được nâng cao và luôn luôn đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời chi phí sản xuất giảm, thương hiệu được nâng cao và mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Theo kinh nghiệm của chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia làm trang trại theo Tiêu chuẩn VIETGAP có tính khoa học và bền vững và không chỉ có phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cụ thể như sau:
- Đây là yếu tố rất quan trọng vì dinh dưỡng trong đất có được tăng cường hay không là sự
phối hợp của cả các sinh vật có trong đất, tác động của cây trồng và các chủng vi sinh có lợi
tồn tại trong đất. Một biện pháp khoa học đang được sử dụng đó là nguyên lý Quản lý Dinh
dưỡng Tổng hợp gọi tắt là INM (Integrated Nutrient Management) là hình thức quản lý
mà chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho cây trồng dựa trên cơ sở đặc điểm của môi
trường sinh thái (đất, nước, thời tiết khí hậu,...), của tình hình sinh trưởng và phát triển của
cây trồng (tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng của từng loại cây), của tình hình dịch hại,....
Tức là, căn cứ vào mối tương quan nhiều mặt của các yếu tố trong hệ sinh thái mà loại cây
trồng đang sinh sống.
Ví dụ: đối với cây ăn trái là loại cây lâu năm, thời gian khai thác kinh tế kéo dài, nên việc
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phải được hợp lý không như việc cung cấp cho các loại
cây rau màu ngắn ngày cũng như cây lúa.... Để quản lý dinh dưỡng cung cấp cho cây ăn
trái, chúng ta nên áp dụng các biện pháp như sau:
- Phân hữu cơ (phân chuồng, phân rác, phân xanh... ): Là những loại phân cơ bản, cần được
bón hàng năm từ 5-10 kg/cây đối với cây còn nhỏ chưa cho trái và bón vào thời điểm đầu
hoặc cuối mùa mưa, và từ 10-20 kg/cây đối với cây đã cho trái và bón vào lúc sau khi thu
hoạch trái xong.
- Phân hóa học: Khi cây còn nhỏ (từ lúc trồng cho đến sắp cho trái), phân hóa học được sử
dụng bón cho cây với ý nghĩa bổ sung chất dinh dưỡng từ phân hữu cơ bón cho cây hằng
năm và từ trong đất mà cây lấy được, nhằm giúp cây phát triển cân đối giữa các bộ phận
thân, cành, lá và bộ rễ. Không nên bỏ mặc cho cây tự phát triển (không bón phân), cũng
không nên lạm dụng bón quá nhiều, để cây phát triển hợp lý, có khả năng chống chịu tốt,
giúp chúng ta có thể khai thác ổn định sau này.
Đối với các loại cây rau màu thì nhu cầu về dinh dưỡng rất cao, do đây thường là những loại
cây ngắn ngày có khả năng cho năng suất cao trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên
không vì thế mà phải cung cấp một lượng phân bón quá lớn hoặc bón phân liên tục, nhất là
trong khoảng thời gian gần ngày thu hoạch, bởi vì nếu làm như vậy thì không chỉ làm cây
phát triển không cân đối, sâu bệnh dễ bộc phát mà còn làm cho dư lượng phân bón (nhất là
đối với dạng đạm nitrate) lưu tồn nhiều trong sản phẩm và dễ gây độc cho người tiêu dùng.
Phần cây lúa cũng vậy, tập quán sử dụng phân bón của bà con nông dân ta khá cao (đặc
biệt là phân đạm), nên thường làm cho cây lúa phát triển xanh tốt ở thời điểm đầu vụ, nhưng suy yếu hoặc dễ bị sâu bệnh tấn công ở thời điểm cuối vụ, cuối cùng là hiệu quả kinh tế thu
được sẽ không cao.
Áp dụng theo nguyên lý: Quản lý Dịch hại Tổng hợp, gọi tắt là IPM (Integrated Pest
Management). Từ dịch hại ở đây được hiểu là những tác nhân gây hại cho cây trồng bao
gồm như sâu bệnh, cỏ dại, chim, chuột, nhện hại,.v.v... Những loại dịch hại này gây mất ổn
định cho sản suất Nông Nghiệp như làm thất thu năng suất cây trồng, giảm phẩm chất nông
sản thu được, gây thiệt hại về kinh tế cho nông dân....
Trước đây, công tác Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) là nhầm đối phó với dịch hại và chủ yếu dựa
vào thuốc hóa học, với quan điểm không chấp nhận sự hiện diện của các loài dịch hại, tìm
mọi cách tiêu diệt hoặc để loại trừ chúng ra khỏi hệ sinh thái.
Thực tế cho thấy, việc lạm dụng thuốc hóa học để khống chế dịch hại trong thời gian qua đã
làm phát sinh ra nhiều loài dịch hại mới, làm bộc phát dịch hại mạnh hơn, làm xuất hiện tính
kháng thuốc của dịch hại, gây Ô nhiễm môi trường, hủy hoại hệ sinh thái, gây độc cho người,
gia súc, cho thiên địch và nhiều loài động vật hoang dã khác... Tóm lại, quan điểm phòng trừ
dịch hại như trên là nguyên nhân gây mất ổn định cho nền sản suất Nông Nghiệp của chúng
ta.
Từ thực tế đó, đã ra đời quan điểm BVTV bằng cách tổng hợp các biện pháp dựa trên cơ sở
sinh thái và môi trường gọi tắt là IPM. Theo quan điểm này thì giữa cây trồng, dịch hại, thiên
địch và các yếu tố trong hệ sinh thái (đất, nước, thời tiết, khí hậu, sinh vật...), luôn luôn có
mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau. Sự phát sinh phát triển của yếu tố này sẽ là tác nhân
thúc đẩy hoặc kiềm hãm yếu tố khác.
- Sau khi trang trại đã nghiên cứu, thay đổi quy trình canh tác để thiết lập thành một quy trình
canh tác chuẩn thì cần phải đảm bảo quy trình này luôn được tuân thủ thực hiện trên đồng
ruộng.
- Một vấn đề khó khăn khi áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP đó là việc thực hiện ghi chép theo
các biểu mẫu, nhật ký đồng ruộng. Yêu cầu của việc ghi chép Nhật ký là để tạo cho người
lao động thói quen tuân thủ quy trình, không làm việc tùy tiện, đồng thời phục vụ mục đích
điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề xảy ra và có bằng chứng để chứng
minh với khách hàng, đối tác về việc tuân thủ quy trình.
- Kinh nghiệm khi xây dựng các biểu mẫu, Nhật ký đồng ruộng là hạn chế đến mức thấp nhất
việc người lao động phải viết vào Nhật ký/biểu mẫu mà họ chỉ việc tích chọn hoặc viết các
thông tin về số lô, số luống, ngày làm, … những thông tin này đơn giản, người lao động dễ
viết và không ngại khi thực hiện. Do đó các biểu mẫu thiết kế phải đầy đủ thông tin, các công
đoạn cần làm, nội dung cần thực hiện để thuận lợi cho việc ghi chép.
- Hoạt động đào tạo, tập huấn cần được thực hiện thường xuyên để thay đổi thói quen của
người lao động theo phương thức canh tác cũ sang cách làm mới, mà ở giai đoạn đầu thông
thường sẽ là khó khăn cho người lao động khi tuân thủ thực hiện theo.
- Việc đào tạo tốt nhất là đào tạo thực tế trên đồng ruộng, cầm tay chỉ việc để người lao động
dễ hiểu và dễ thực hiện.
- Việc kiểm soát tại công đoạn thu hoạch là một yếu tố rất quan trọng để kiểm soát an toàn
thực phẩm. Khi áp dụng Tiêu chuẩn VIETGAP thì tất cả các lô/luống đều được đánh mã số,
ghi chép, giám sát hoạt động thông qua Nhật ký đồng ruộng, do đó việc lên lịch thu hoạch
theo từng lô/luống phải xem xét đến nhật ký đồng ruộng để đảm bảo thời gian cách ly an
toàn đối với các lô/luống có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sinh vật gây hại.
- Kinh nghiệm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật
sinh học hoặc thuốc bảo vệ thực vật có các gốc hữu cơ với thời gian phân hủy/rửa trôi ngắn
thì khả năng tồn dư trên sản phẩm là ít. Thông thường thời gian phân hủy của các loại thuốc
bảo vệ thực vật ngắn nhất là 04 ngày, hoặc từ 07 đến 15 ngày, để xác định được thời gian
cách ly này, cán bộ kỹ thuật của trang trại cần xem xét kỹ thông tin trên nhãn mác của thuốc
bảo vệ thực vật hoặc trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất để xác định thời gian cách ly an toàn.
Sau khi đã đạt được chứng chỉ phù hợp với Tiêu chuẩn VIETGAP, chủ trang trại cần đầu tư
thay đổi thương hiệu, nhãn mác, quy cách đóng gói và hình thức truy xuất thông tin sản phẩm
vừa góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn, vừa tạo ra cơ hội để người tiêu
dùng hoặc đối tác lựa chọn sản phẩm của mình. Hiện nay ngoài yếu tố về chất lượng thì
người tiêu dùng thường ấn tượng về quy cách đóng gói, nhãn mác của sản phẩm đẹp, tiện
dụng và bắt mắt và họ sẽ lưu tâm để lựa chọn.
Đối với sản phẩm rau, củ quả tươi sống thì các trang trại hạn chế việc đóng túi kin mà có thể
sử dụng các hình thức bao, buộc bằng vật liệu tự nhiên, mềm mại hoặc sử dụng dải dây đẹp
có logo để bó/buộc hoặc gắn nhãn trực tiếp lên sản phẩm.
Việc đạt được Chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VIETGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn và tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các cơ sở sản xuất. Hiện nay hầu hết các tỉnh thành đều đang thiết lập mô hình chuỗi thực phẩm an toàn để cung cấp vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị, trường học, khách sạn và điều kiện để tham gia vào chuỗi thực phẩm an toàn đối với các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt là phải có chứng nhận VIETGAP, chứng chỉ VIETGAP là một trong các yêu cầu gần như bắt buộc.
Cơ sở sản xuất đạt được chứng chỉ thực hành nông nghiệp tốt theo VIETGAP là một bằng chứng về thực phẩm an toàn, đó như một lời cam kết chất lượng và an toàn của sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. Từ đó xây dựng niềm tin, tạo dựng thương hiệu bằng chính chất lượng sản phẩm mà mình mang lại.
Nếu cơ sở áp dụng triệt để và tuân thủ theo các nguyên tắc của VIETGAP theo TCVN 11892- 1:2017 thì giá thành sản xuất chắc chắc sẽ giảm do áp dụng các biện pháp khoa học trong bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho đất, phòng ngừa sâu bệnh gây hại thì sẽ giảm lãnh phí khi sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan mà không đem lại hiệu quả.
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P (quốc tế), JGAP (Nhật bản) do đó khi doanh nghiệp đạt được chứng chỉ VIETGAP sẽ tạo cơ hội rất lớn để có thể xuất khẩu sản phẩm (lấy ví dụ như vải thiều lục ngạn bắc giang, thanh long Bình Thuận sau khi đạt VIETGAP đã mở rộng được thị trường xuất khẩu sang nhiều nước).