Trong thời gian làm việc với nông dân, chúng tôi nhận ra vẫn có nhiều bác nông dân chịu khó học hỏi, canh tác nông nghiệp theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, việc này đòi hỏi đầu tư chi phí nhiều hơn và tốn nhiều công chăm sóc hơn để đem đến nông sản đảm bảo, trái rất ngon ngọt và bảo quản được tốt hơn. Tuy nhiên khi phân phối ra ngoài thị trường thì lại bị đánh đồng bằng giá và không cạnh tranh lại các sản phẩm cùng loại vì người tiêu dùng không phân biệt được loại nông sản nào an toàn, loại nào lạm dụng thuốc trừ sâu, lạm dụng chất tăng trưởng chạy theo lợi nhuận. Và hình thức thu hoạch hàng loạt của các chủ vựa ( vì lợi nhuận họ nên cần thu hoạch 1 lần với sản lượng nhiều) sẽ không đảm bảo được chất lượng trái cây tươi tự nhiên, đôi khi trái chưa chín tới và phải dùng hóa chất hỗ trợ để làm chín nhân tạo, nếu hóa chất hỗ trợ được sử dụng không đúng liều lượng tồn dư trong trái sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này rất thiệt thòi cho các bác nông dân canh tác theo đúng mô hình an toàn. Chúng tôi xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc với mong muốn hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản an toàn có thể tiếp cận được với người tiêu dùng gần hơn, đó cũng là đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ nông sản, giúp nông dân có cơ hội phát triển và canh tác tốt hơn.
Với mục đích nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam thông qua hệ thống quản lý nguồn gốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng, chúng tôi đã phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc. Khác với các tiêu chuẩn kiểm định định kỳ, người tiêu dùng sẽ là người kiểm định trực tiếp, hệ thống tạo điều kiện để tương tác trực tiếp về chất lượng sản phẩm hàng ngày từ người tiêu dùng thông qua đánh giá chất lượng sản phẩm, chấm điểm cho nhà sản xuất và doanh nghiệp cung cấp nông sản.
Mẫu thiết kế tem được quản lý theo hệ thống số seri gồm 6 chữ số: