VIETGAP (là từ viết tắt của VIETNAMESE GOOD AGRICULTURAL PRACTICE) là một bộ Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành đối với từng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Tại Việt Nam, năm 2017 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 11892-1:2017 – Thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP) – Phần 1: Trồng trọt. TCVN 11892-1:2017 do Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 được biên soạn trên cơ sở hài hòa với ASEAN GAP và có tham khảo một số tiêu chuẩn GAP khác trên thế giới như: GlobalG.A.P, JGAP, với mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để bảo đảm an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 áp dụng cho hoạt động canh tác,
trồng trọt tất cả các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật bao gồm:
- Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả các loại;
- Trái cây các loại;
- Ngũ cốc các loại (lúa, ngô, đậu tương, khoai, sắn, …);
- Cà phê, ca cao, hạt tiêu, hạt điều, …
Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 tập trung vào các yêu cầu về đảm
bảo vào vấn đề An toàn thực phẩm và An tâm cho người tiêu dùng, cụ thể Tiêu chuẩn
VIETGAP cụ thể tập trung đảm bảo thực hiện được 04 chữ “AN” sau:
- An toàn Thực phẩm - không gây nguy hại, ngộ độc cho người tiêu dùng;
- An toàn cho môi trường và hệ sinh thái xung quanh;
- An toàn lao động cho người sản xuất, canh tác nông nghiệp;
- An tâm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm;
canh tác nông nghiệp Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 các trang trại
và người nông dân cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 ĐÚNG”, cụ thể:
- ĐÚNG LOẠI, nghĩa là loại thuốc, phân bón và vật tư sử dụng trong canh tác phải trong
danh mục được phép sử dụng, được phép lưu hành, không sử dụng thuốc và phân bón bị
cấm sử dụng hoặc sử dụng không đúng đối tượng cây trồng;
- ĐÚNG LIỀU LƯỢNG, nghĩa là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải được sử dụng đúng
liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư nông nghiệp. Việc này vừa đảm
bảo hiệu quả cho việc sử dụng cũng như tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí do sử dụng tràn lan
thuốc bảo vệ thực vật và phân bón mà lại không đem hiệu quả.
- ĐÚNG LÚC, nghĩa là sử dụng phân bón đúng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt sinh vật gây hại, tránh
sử dụng tràn lan vừa gây lãnh phí.
- ĐÚNG THỜI GIAN CÁCH LY, nghĩa là ở thời điểm thu hoạch sản phẩm phải đảm bảo thời
gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ từ 07 ngày -14 ngày tùy theo loại
thuốc sử dụng) để đảm bảo không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm được thu
hoạch
Các điều khoản yêu cầu trong Tiêu chuẩn VIETGAP theo TCVN 11892-1:2017 gồm:
3.1. Các yêu cầu chung
3.1 .1 Đào tạo và tập huấn
3.1 .2 Cơ sở vật chất
3.1.2.1 Dụng cụ chứa hoặc kho chứa phân bón, thuốc BVTV và hóa chất khác
3.1.2.2 Nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có)
3.1.2.3 Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế
3.1 .3 Quy trình sản xuất
3.1 .4 Ghi chép và lưu trữ hồ sơ
3.1 .5 Quản lý sản phẩm và truy xuất nguồn gốc
3.1.6 Điều kiện làm việc và vệ sinh cá nhân
3.1.7 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
3.1.8 Kiểm tra nội bộ
3.1.9 Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhiều địa điểm sản xuất
3.1.10 Yêu cầu riêng đối với cơ sở canh tác rau, quả tươi
3.1.11 Yêu cầu riêng đối với cơ sở sản xuất chè búp tươi
3.2. Yêu cầu đối với quá trình sản xuất
3.2.1 Đánh giá lựa chọn khu vực sản xuất
3.2.2 Quản lý đất, giá thể, nước và vật tư đầu vào
3.2.2.1 Đất, giá thể, nước
3.2.2.2 Giống
3.2.2.3 Phân bón và chất bổ sung3
3.2.2.4 BVTV và hóa chất
3.2.3 Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
3.2.4 Quản lý rác thải, chất thải
3.2.5 Người lao động